Bài Viết Mới

Bảo vệ ý tưởng thiết kế?





I. Mở đầu

Vài tuần trước, mình nhận được một câu hỏi từ ông anh học cùng lớp thiết kế về việc bảo vệ ý tưởng khi tranh luận với sếp, theo như mình hiểu thì những cuộc tranh luận đó đều kết thúc bằng việc sếp của ông ấy khẳng định "như thế này mới là chuẩn", ông ấy cũng không biết làm thế nào để bảo vệ ý tưởng của mình hay phản bác lại ý kiến của sếp.

Bản thân mình thấy đây cũng là một vấn đề khá phổ biến với những anh em mới làm thiết kế như mình do kinh nghiệm còn ít và tiếng nói trong công ty còn hạn chế, nhiều khi không biết làm thế nào để tìm được dẫn chứng, lý lẽ để bảo vệ ý kiến cá nhân. Mình xin chia sẻ một chút kiến thức đã tích lũy được trong quá trình nghiên cứu, giúp các bạn bảo vệ ý tưởng thiết kế khi trao đổi với sếp, khách hàng hay các bên liên quan.

Dựa vào mỗi dự án mà nhu cầu của các bên liên quan sẽ khác nhau, nhưng có một số vấn đề mà hầu như dự án nào cũng gặp phải. Mình đã liệt kê ra một số câu hỏi mẫu mà theo mình bất kỳ ý tưởng thiết kế nào cũng nên đối chiếu qua nếu muốn thuyết phục sự đồng ý của người khác.
Lợi ích của doanh nghiệp

Một trong những cách tốt nhất để khiến ý tưởng của bạn trở nên thuyết phục chính là kết nối nó trực tiếp tới nhu cầu của doanh nghiệp. Hãy thử trả lời những câu hỏi dưới đây để tự nhìn nhận xem ý tưởng của bạn đã đủ sức thuyết phục hay chưa.


II. Có giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu nào không?

Những thiết kế mà bạn đưa ra đều phải hướng đến mục đích chung là giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu của họ, thường là doanh thu. Nếu bạn đưa ra được lý do tại sao ý tưởng của bạn có thể giúp doanh nghiệp đạt được nhiều tiền hơn thì chẳng có lý do gì mà họ không đồng ý với những giải pháp mà bạn đưa ra cả.

Nhưng để chỉ ra những giải pháp đó ảnh hưởng thế nào đến mục tiêu của doanh nghiệp thì không hề đơn giản, đặc biệt là đối với những thiết kế tương tác nhỏ mà có thể chẳng ảnh hưởng nhiều đến cách người dùng sử dụng cả một sản phẩm. Bạn không nhất thiết phải chỉ ra cụ thể, mà cần phải có đủ sự tự tin và kinh nghiệm để khẳng định rằng ít nhất những ý tưởng hay giải pháp đó là một bước đi nhỏ trong những cách tiếp cận xa hơn.

Khi trao đổi với sếp hay mọi người trong nhóm, mình thường đưa ra lý do và ảnh hưởng của những thiết kế đối với mục tiêu của công ty kiểu như: "[những thiết kế này] sẽ ảnh hưởng đến [mục tiêu của doanh nghiệp] bởi vì [một vài lý do nào đó]. Bằng việc này, ý tưởng đưa ra sẽ có trọng lượng hơn.
Nhưng lý do mà bạn đưa ra chỉ là sự khẳng định dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chưa chắc nó đã khiến mọi người nghe theo nhưng ít nhất thì cũng đã giúp bạn xây dựng tư duy đưa ra giải pháp một cách chủ động và có mục đích hơn.

Có giúp tối ưu ca sử dụng nào của người dùng không?

Đây có lẽ là cách giải thích phổ biến nhất, bởi vì mọi thứ chúng ta làm là thiết kế xoay quanh những ca sử dụng, tính năng của sản phẩm. Đồng thời chỉ ra những ca sử dụng hay tính năng nào sẽ được tối ưu khi giải thích ý tưởng của bạn sẽ giúp những ý tưởng đó trở nên có ý nghĩa hơn.

Việc tập trung vào những tính năng nhỏ nhặt có thể sẽ khiến bạn quên đi mục đích sử dụng chính của cả ứng dụng. Khi đưa ra một ý tưởng nào đó về việc cải thiện các ca sử dụng hay tính năng, hãy đối chiếu lại với những tài liệu liên quan đến những ca sử dụng đó để đảm bảo rằng bạn "không đi chệch khỏi đường ray".

Có ảnh hưởng đến cách mọi người nhận diện hình ảnh doanh nghiệp?

Có thể việc này không ảnh hưởng nhiều đến trải nghiệm chung của người dùng nhưng một số trường hợp trang web hay ứng dụng mà bạn đang thiết kế chưa có quy chuẩn về màu sắc, phông chữ. Hãy cân nhắc đến việc giúp đỡ khách hàng hay sếp của mình xây dựng bộ tài liệu quy chuẩn về phong cách thiết kế. Hãy giải thích cho họ biết việc thể hiện các thiết kế một cách thống nhất sẽ giúp thương hiệu của họ lan tỏa dễ dàng hơn và đồng thời giúp họ tìm cách kết nối các thiết kế đó với nhau.

III. Thiết kế

Đưa ra những lý lẽ liên quan đến thiết kế hay tính thẩm mỹ cũng là một cách tiếp cận để bảo vệ ý tưởng thiết kế của bạn. Cũng giống như phần trước, giải pháp của bạn cần phải trả lời được một số câu hỏi sau để có thể thuyết mục người khác dễ dàng hơn.

Ý tưởng này có sử dụng mẫu thiết kế phổ biến nào không?

Nếu đang làm về sản phẩm, chắc hẳn bạn đã nghe đến câu "Don't reinvent the wheel", có nghĩa là "Đừng cố phát minh lại cái bánh xe". Những tính năng cơ bản, phổ biến trên nhiều ứng dụng, trang web khác nhau đều có một design pattern và best practice chung, công việc của bạn là tìm cách ứng dụng chúng vào sản phẩm của mình sao cho hài hòa với những phần còn lại. Bời vì người dùng không chỉ dành thời gian để sử dụng mỗi sản phẩm của bạn, hàng tá trang web, ứng dụng phổ biến khác có những chức năng tương tự như của bạn và họ đã quen với những thiết kế đó rồi. Việc đi ngược lại với những mẫu thiết kế phổ biến không những chẳng đem về hiệu quả cao mà có thể còn khiến bạn mất đi lượng người dùng đáng kể. Hãy áp dụng việc này vào khi giải thích ý tưởng của bạn cho người khác để thuyết phục họ dễ dàng hơn.

Có giúp tăng sự chú ý của người dùng để họ đưa ra hành động?

Mình có dịch một bài viết liên quan đến tâm lý của người dùng khi sử dụng một trang web hay ứng dụng di động, điều mình muốn nói ở đây là sự quan trọng của việc quan tâm đến cách người dùng quan sát, quét thông tin trên giao diện thiết kế của bạn sau đó quyết định đưa ra hành động. Do vậy, để dễ dàng thuyết phục được mọi người tin vào sự thành công của giải pháp mà bạn mang lại thì hãy giúp họ hiểu được lý do bạn thiết kế chúng, liên quan đến việc tăng sự chú ý của người dùng và quyết định đưa ra hành động mang tính chuyển đổi. Ngoài ra, để giải pháp mang tính thuyết phục cao hơn thì bạn có thể đưa ra những con số về tỉ lệ chuyển đổi, tỉ lệ bỏ trang,... của thiết kế hiện tại và đồng thời thuyết phục đội ngũ rằng giải pháp của bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm và làm bài kiểm tra sau khi triển khai để biết được những con số đó có cải thiện không. Mình sẽ nói cụ thể hơn về việc sử dụng những con số này ở phần Nghiên cứu.

Có tuân theo luồng thao tác mà đội ngũ đã thiết kế từ đầu?

Có thể bạn và đội ngũ của mình đã phải dành hàng đống thời gian để quan sát hành vi người dùng, thu thập dữ liệu trả về từ nhiều kênh, công cụ khác nhau để hiểu hành vi của người dùng và đưa ra một luồng thao tác chuẩn. Nhưng đôi khi những ý tưởng hay góp ý mà mọi người trong nhóm đưa ra trong cuộc họp lại phá vỡ luồng thao tác đó, lý do đơn giản là đội ngũ của bạn đang tập trung vào việc tối ưu thiết kế ở một bước trong hàng tá bước mà người dùng thực hiện khi sử dụng sản phẩm, và nó sẽ gây ra hiệu ứng dây chuyền, làm ảnh hưởng đến những bước còn lại. Do vậy, hãy cẩn thận khi đưa ra những quyết định mà ảnh hưởng đến luồng thao tác của người dùng, và đồng thời giải thích cho mọi người để họ hiểu được lý do tại sao bạn lại làm như thế.

IV. Nghiên cứu

Có nhiều cách để nghiên cứu và đưa ra những lý luận nhằm thuyết phục mọi người, cũng như 2 phần trước, lý luận của bạn cần phải trả lời được những câu hỏi sau.

Giải pháp này đã được xác thực dựa trên những dữ liệu thu thập được?

Như mình đã nhắc đến trước đó, việc sử dụng những con số mà bạn đo đạc, thu thập được sẽ mang lại sự tin tưởng nhất định từ mọi người trong nhóm và giúp thuyết phục họ dễ dàng hơn. Hầu hết những đội ngũ, công ty làm sản phẩm đều hướng nhân viên của mình đến một khái niệm về tư duy là data-driven, nghĩa là mọi quyết định đưa ra đều dựa trên dữ liệu.


Bạn phải tập làm quen với những công cụ phục vụ mục đích đo đạc và thu thập dữ liệu như Google Analytics, FullStory, HotJar,... để có thể từ đó đưa ra những kết luận mang tính xác thực cao, thuyết phục được mọi người trong nhóm.

Một người chỉ làm thuần về thiết kế có thể sẽ thấy công việc này khó khăn và phức tạp nhưng mình thấy đây là cách tiếp cận dễ thuyết phục mọi người trong nhóm nhất vì nó mang tính định lượng, những con số không hề biết nói dối. Nếu không giỏi trong việc xử lý dữ liệu, bạn có thể cần đến sự trợ giúp của những người có liên quan như Product Owner, Project Manager.

Có hai loại dữ liệu bạn có thể nhắc đến trong cuộc tranh luận là dữ liệu đã có sẵn, thu thập được trong quá trình sản phẩm hoạt động và dữ liệu sẽ được thu tập trong tương lai, sau khi bạn áp dụng giải pháp đó để so sánh với những gì đo đạc được trước đây. Bạn sẽ cần phải xác định những thước đo cho giải pháp của mình nếu nó sẽ được triển khai để có thể đánh giá được mức độ hiệu quả, và đồng thuyết phục mọi người.

Nên nhớ rằng mục đích của bạn là không chỉ đạt được sự đồng thuận của mọi người trong nhóm mà là cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt nhất khi sử dụng sản phẩm của bạn và giúp doanh nghiệp đạt được mục tiêu kinh doanh của họ.

Phát hiện thông qua usability testing?

Thu thập dữ liệu là phương pháp nghiên cứu định lượng, đôi khi nó sẽ khiến bạn cảm thấy khá máy móc và bị ràng buộc bởi những con số. Ở một số trường hợp, bạn sẽ cần phải làm những bài kiểm tra để đánh giá mức độ dễ sử dụng của sản phẩm đối với người dùng, kết quả thu được là định tính.
Dựa trên những nghiên cứu về người dùng, hãy trao đổi với mọi người trong nhóm về những gì bạn đã phát hiện ra, giúp họ hiểu được người dùng đang gặp vấn đề ở đâu, khó khăn như thế nào và giải pháp của bạn sẽ giúp ích được gì cho họ, sử dụng những câu chuyện thực tế để giải thích lý do bạn đưa ra những giải pháp đó.

Những nghiên cứu mang tính định tính này chỉ là dựa trên trí nhớ, tư duy logic của cá nhân bạn. Người khó tính sẽ không dễ dàng hài lòng với những cách giải thích kiểu như vậy, có thể bạn sẽ cần lưu lại những phản hồi thực tế, thậm chí là ghi âm, ghi hình lại quá trình bạn làm bài kiểm tra với người dùng để giúp những giải pháp của bạn mang tính thuyết phục cao hơn.

Dựa trên những nghiên cứu khác?

Giống như việc đưa ra những mẫu thiết kế phổ biến, hãy chỉ ra những bài viết, cuốn sách mà bạn sử dụng làm tài liệu tham khảo khi thiết kế giải pháp của mình. Càng nhiều dẫn chứng, càng nhiều người giải quyết vấn đề giống với cách bạn giải quyết thì sẽ càng dễ thuyết phục mọi người trong nhóm hơn.

Do vậy, hãy tập thói quen lưu lại những nghiên cứu vào đâu đó trong quá trình tìm ra giải pháp, ghi nhớ tiêu đề, tác giả, đường dẫn của những bài viết trực tuyến mà bạn đã tìm thấy và đưa cho các bên liên quan để họ biết được bạn đã nghiên cứu về nó như thế nào.
Đôi khi việc "ném" liên tục những bài viết vào mặt sếp hay khách hàng có thể sẽ khiến họ có cảm giác là bạn đang "tấn công" họ, hãy cho họ thời gian suy nghĩ, nghiên cứu và đối chiếu lại với những nghiên cứu của bạn để họ có thể phản bác lại ý tưởng của bạn. Mục đích vẫn là một giải pháp tối ưu hơn mà đúng không?

V. Ràng buộc

Ngoài việc đưa ra những minh chứng dựa trên con số hay tham khảo từ những mẫu thiết kế phổ biến, đôi khi sẽ có những ràng buộc khi bạn thiết kế giải pháp và đây cũng là cách để bạn thuyết phục mọi người trong nhóm dễ dàng hơn. Có nhiều kiểu ràng buộc khi thiết kế một tính năng hay toàn bộ sản phẩm, hãy cũng điểm qua từng cái một nhé.

Ràng buộc nào liên quan đến tài nguyên?

Nhiều người thường kỳ vọng vào một trang web hay ứng dụng hoạt động mạnh mẽ, mượt mà nhưng họ lại không hề biết rằng để có được một sản phẩm hoạt động tốt và ổn định như vậy thì số tiền bỏ ra để thuê nhân sự, thiết kế, xây dựng rất khổng lồ. Bằng những lý do này, hãy giúp mọi người trong nhóm hiểu rằng thiết kế của bạn dựa trên sự giới hạn về tài nguyên, họ sẽ phải cân đo, đong đếm giữa việc bỏ thêm tiền để giúp bạn tìm ra giải pháp tốt hơn hoặc chấp nhận với sự thật đó.

Cụ thể hơn, khi một ứng dụng hay trang web được kỳ vọng sẽ thiết kế có thể đáp ứng hàng nghìn người truy cập đồng thời, nó sẽ dẫn đến việc đội ngũ phải hoạt động hết công suất, thiếu hụt người chăm sóc khách hàng và sẽ cần phải huy động thêm tiền bạc để thuê mướn nhân công. Hay là việc thời gian quá cấp bách, không đủ để bạn nghiên cứu và tìm ra một giải pháp tốt hơn. Hãy nói điều này cho sếp hoặc khách hàng của bạn biết!

Ràng buộc nào liên quan đến công nghệ?

Đây là điều được nhắc đến rất nhiều trong ngành công nghiệp chế tạo sản phẩm, bất kể là sản phẩm vật lý hay sản phẩm số. Vì công nghệ là yếu tố cốt lõi để tạo nên một sản phẩm.

Một khi bạn biết được rằng giải pháp mà đội ngũ của bạn đang xem xét có thể đáp ứng được hay không thì hãy mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình. Đơn giản là vì bạn không thể nào thiết kế được một cái máy tính khi đội ngũ hiện tại chỉ đáp ứng được yêu cầu ở thời kì đồ đá. Sẽ có rất nhiều vấn đề liên quan đến công nghệ khi phát triển sản phẩm và bạn cần phải cố gắng nắm bắt chúng nhiều nhất có thể để bảo vệ được ý tưởng thiết kế của mình. Hãy làm việc với nhóm phát triển phần mềm thường xuyên để có được thông tin kịp thời về việc có hay không thể đáp ứng giải pháp của bạn. Bỏ qua trường hợp đội phát triển cố tình không muốn cài đặt giải pháp đó hoặc là lười, đây là vấn đề người với người nên mình sẽ không đề cập đến.

À, có thể là bạn sẽ gặp khó khăn khi giải thích những ràng buộc này cho sếp hay khách hàng vì một số người sẽ không có đủ kiến thức để hiểu được những gì bạn nói. Hãy thật kiên nhẫn và giải thích bằng ngôn ngữ gần với ngôn ngữ tự nhiên nhất có thể nhé.

VI. Kết luận

Mình đã trình bày những cách để bảo vệ ý tưởng thiết kế khi làm việc với sếp, khách hàng hay các bên liên quan. Tùy vào từng trường hợp, ngữ cảnh mà bạn có thể áp dụng, tùy biến những phương pháp đó một cách hợp lý.

Hãy giúp người khác hiểu rằng những giải pháp mà bạn thiết kế ra đều có mục đích và cơ sở, đầu ra không phải là việc bạn đúng hay người khác đúng mà là một tính năng tốt nhất, tiệm cận nhất với khả năng của toàn bộ đội ngũ phát triển dự án.

Việc tranh luận để bảo vệ ý tưởng xảy ra giữa người với người, hãy cố gắng để có thể đi đến sự thống nhất một cách sớm nhất có thể và dựa trên tinh thần vui vẻ, đề cao chất lượng chung của cả đội ngũ. Luôn biết cách làm người khác hài lòng bằng việc nhận lỗi nếu mình sai.

Một điều quan trọng nữa là, không phải lúc nào bạn cũng đúng, do vậy hãy học cách tôn trọng ý kiến của mọi người xung quanh.

Tài liệu tham khảo
Tom Greever. "Articulating Design Decisions", 2015.

[ Bán ] File thiết kế photoshop dành cho shop thời trang Online


Đồ án tốt nghiệp bạn Tùng Quang Nguyễn ( Demo học viên tham khảo )


Đồ án này của bạn Tùng Quang Nguyễn - Sinh viên Trường Đại học Công nghệ Thông tin và Truyền thông ICTU ( Thái Nguyên )

Bản Full : https://www.behance.net/gallery/67871087/GoTAXI

Thông tin chia sẻ về làm mẫu ví dụ cho học viên khóa đồ họa tại Huyphotoshop








11 website giúp phối màu thiết kế tốt hơn



Dạy dựng phim với Premiere Pro Giá Rẻ Hiệu Quả Tại Đà Nẵng


CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO 
PREMIERE TƯƠNG TÁC
Lấy học viên làm trung tâm – Lấy thành công của học viên làm tiêu chuẩn
Học lớp chung (Lớp ít học viên): 2.300.000đ/ khóa/ 12 buổi
(CHƯA ĐẠT ĐƯỢC DẠY LẠI MIỄN PHÍ)
Tư vấn qua điện thoại: 0974 069 899 ( Mr Huy ) |  Fb: fb.com/itvsocom
Địa điểm học: 287 Đường Tiểu La - TP. Đà Nẵng


Premiere Pro CC là một phần mềm dựng phim cực kỳ chuyên nghiệp được hàng tỉ người dùng trên thế giới sử dụng. Nó cực kỳ mạnh mẽ trong dựng MV ca nhạc, video quảng cáo, phim ngắn cũng như phim truyền hình.

 

Phần 1: Nắm vững công cụ căn bản trong Premiere

Học viên có 3-4 buổi học các công cụ căn bản trong Premiere kết hợp với thực hành. Đây là phần cực kỳ quan trọng giúp bạn có khiến thức nền tảng trong dựng các thể loại video khác nhau.

Phần 2: Kỹ thuật tạo hiệu ứng chuyển cảnh

- Kỹ thuật tự thiết lập hiệu ứng chuyển cảnh bằng tay 
- Kỹ thuật xử dụng hiệu ứng chuyển cảnh có sẳn sao cho hiệu quả


Phần 3: Hậu kỳ chỉnh sửa video

- Blend màu video trong sáng
- Blend màu video đen trắng sao cho hiệu quả
- Blend màu video theo tone màu film kiểu phương tây ( Film, retro, vingate )

Phần 4: 1001 hiệu ứng kỹ xảo thông dụng trong Premiere

Phần này cung cấp cho các bạn càng nhiều hiệu ứng kỹ xảo càng tốt. Học viên đăng ký theo học để nhận thông tin cụ thể hơn

Phần 5: Thực hành dựng video theo chủ đề

- Bài tập dựng video phim ngắn
- Bài tập dựng video phóng sự cưới
- Bài tập dựng video quảng cáo TVC
- Bài tập dựng video ca nhạc

Phần 6: Kiến thức chụp và quay phim căn bản

Học viên được học về kiến thức chụp và quay phim căn bản trong vòng 1 buổi


Phần 7: Bài tập quay và dựng phim ngắn cuối khóa

Tùy tình hình mỗi lớp sắp xếp để có 1 buổi quay và dựng bài cuối khóa.

---------
Ngân hàng Vietcombank:
- Họ tên: Nguyễn Văn Huy
- Số TK: 0041000232130
- PGD Hòa Thuận

Bài vẽ về Đà Nẵng môn Adobe illustrator tại đà nẵng

Bản quyền hình ảnh thuộc về Huyphotoshop.com. Nghiêm cấm sử dụng lại dưới mọi hình thức.


Dạy adobe illustrator giá rẻ hiệu quả tại đà nẵng


Dạy photoshop giá rẻ hiệu quả tại đà nẵng




PHOTOSHOP TƯƠNG TÁC
Lấy học viên làm trung tâm – Lấy thành công của học viên làm tiêu chuẩn
Học lớp chung : 2.300.000đ/ khóa/ 13 Buổi
(CHƯA ĐẠT ĐƯỢC DẠY LẠI MIỄN PHÍ)
Liên hệ tư vấn qua điện thoại: 0974 069 899 ( Mr Huy )


Với lớp photoshop này, học viên được trang bị kiến thức từ cơ bản cho đến kiến thức nâng cao (Chương trình học bao gồm: Photoshop căn bản, chỉnh ảnh căn bản, thiết kế căn bản & cắt ghép nâng cao)

Level 1: Nắm vững các công cụ cơ bản

Mục tiêu: Tìm hiểu trình độ đầu vào của mỗi học viên - Mục đích học của mỗi học viên nhằm đưa ra nội dung học phù hợp (Học viên chưa biết về photoshop, học viên biết cơ bản về photoshop). Phần 1 sẽ giúp học viên nắm vững các công cụ cơ bản nhất trong 3 buổi học.

- Nắm vứng các công cụ vùng chọn
- Sử dụng layer hiệu quả trong suốt quá trình làm việc.
- Nắm vững các công cụ xử lý da, tẩy xóa đối tượng dư thừa
- Sử dụng brush hiệu quả trong tạo hiệu ứng đối tượng tương tác trong ảnh.
- Nắm vứng công cụ pen tools
- Mặt nạ & Ứng dụng hiệu quả trong hậu kỳ ảnh, thiết kế quảng cáo, xử lý ảnh cưới.
- Filter và các công cụ cần thiết



Level 2: Bài thực hành kỹ năng (Tầm trung)

Mục tiêu: Đào tạo kỹ năng nhuần nhuyễn về thao tác cắt, tách các đối tượng. Sử dụng tối ưu các công cụ cơ bản vào xử lý ảnh chân dung, ảnh cưới.
- Bài thực hành xử lý da nâng cao (Thao tác hoàn toàn bằng photoshop CS CC 2015 - CC 2017)
- Bài thực hành ghép mây, ghép nước, thay phong nền.
- Bài thực hành cắt đối tượng (Tách nền bắt buộc)
- Lên layer cho ảnh cưới
- Chỉnh sửa ảnh chân dung, ảnh cưới: Các dạng blend màu trong, vintage, retro, film




Level 3: Nhận thức blend màu

- Sẽ được học lòng vào tại LEVEL 2: Tôi hướng tới thực tế, dạy học viên phân tích hình ảnh dựa trên các yếu tố: Ánh sáng, độ tương phản, độ tươi màu, kênh màu, đặc tính môi trường. Qua đó học viên sẽ biết cách vận dụng công cụ photoshop trong suốt quá trình xử lý hậu kỳ bất cứ hình ảnh nào.


Level 4: Cắt ghép ảnh nâng cao

Mục tiêu: Giúp học viên vận dụng tối đa các công cụ trong photoshop vào quá trình chỉnh sửa hình ảnh. Qua đó sẽ có kỹ năng nâng cao xử lý ảnh Siêu thực - Manip

- Tìm kiếm ý tưởng.
- Nghệ thuật tìm kiếm Stock cho quá trình cắt ghép.
- Quản lý dữ liệu tối ưu
- Bài tập + hướng dẫn thực hành.

Qua các bài tập kỹ năng, học viên sẽ có phương pháp vận dụng công cụ một cách tối ưu nhất, sáng tạo nhất, đưa đến hiệu quả cao nhất khi sử dụng photoshop.



Level 5: Phương pháp tự học

Mục tiêu: Giúp học viên tự phát triển kỹ năng photoshop của bản thân
- Học viên có khả năng tự học thêm photoshop sau khi hoàn thành khóa học.
- Biết cách tìm kiếm dữ liệu, phân tích hình ảnh, tùy biến công cụ trong photoshop.


Level 6: Bổ trợ thiết kế đồ họa với photoshop - Bổ trợ nhiếp ảnh
- Mục tiêu thiết kế quảng cáo: Thiết kế băng rôn, tờ rơi, name card, bảng hiệu.
- Mục tiêu nhiếp ảnh: Học viên chưa biết về nhiếp ảnh sẽ được giới thiệu về nhiếp ảnh cơ bản, giúp học viên trải nghiệm thực tế với một buổi chụp ảnh bằng máy ảnh DLRL (Canon DSLR, Lens kit 18-55, Fix 50, 85)


Level 7: Chứng chỉ khóa học do Huyphotoshop cấp



* Sau khóa học bạn có thể blend ảnh: Trong trẻo, Vintage, Retro





* Sau khóa học bạn có thể thực hiện cắt ghép ảnh siêu thực - manip




Ngân hàng Vietcombank:
- Họ tên: Nguyễn Văn Huy
- Số TK: 0041000232130
- PGD Hòa Thuận: Số 574 đường Trưng Nữ Vương, phường Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng

Tổng hợp bài tập dạy môn Adobe illustrator tại đà nẵng


Kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh: Khẩu độ, độ sâu trường ảnh

Khẩu độ, độ sâu trường ảnh, ISO và phơi sáng là những kiến thức đầu tiên bạn cần tìm hiểu trước khi làm quen với nhiếp ảnh.

Đuôi .EPS, .AI, .PDF khác nhau như thế nào ?


Viện màu sắc Pantone công bố “Color of The Year” 2018



Cùng sống lại những năm tháng màu mè đã qua để chào đón một thế giới mới. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng thành một designer hợp thời chưa hay vẫn còn hoài niệm những năm tháng cũ.



PANTONE 18-3838 ULTRA VIOLET, MÀU SẮC CHỦ ĐẠO CỦA NĂM 2018

Mang trên mình sức hút mãnh liệt hoà quyện với một nét trầm sâu lắng, PANTONE 18-3838 Ultra Violet là hiện thân cho sự độc đáo và sức sáng tạo mãnh liệt đồng thời cũng chính là đại diện tân tiến cho tương lai.
Khơi gợi sức sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, Ultra Violet - sắc màu đại diện cho thế giới mới.
Là một màu sắc phức tạp mang nét trầm buồn, Ultra Violet - Sắc tím mãnh liệt làm gợi sự liên tưởng đến những bí ẩn sâu xa của vũ trụ, gợi nhớ đến sự kích thích, tò mò với thế giới tương lai, những khám phá vô tận về một thế giới xa xôi ngoài nơi chúng ta đang sống. Một bầu trời đêm rộng lớn và vô hạn chính là biểu tượng cho những gì có thực trên thế giới, qua đó tiếp thêm nhịp cầu cảm hứng cho khát vọng theo đuổi một thế giới vượt ra ngoài giới hạn của bản thân.
Những màu tím bí ẩn từ lâu đã tượng trưng cho sự đối nghịch, không chính thống, và sự sáng tạo nghệ thuật. Các huyền thoại âm nhạc như Prince, David Bowie, và Jimi Hendrix đã mang sắc thái của Ultra Violet đi tiên phong trong văn hoá nhạc pop phương Tây như sự bày tỏ quan điểm độc lập của bản thân. Nổi bật và đầy cảm xúc, độ sâu của PANTONE 18-3838 Ultra Violet tượng trưng cho sự trải nghiệm và phá cách, tượng trưng cho sự thúc đẩy mỗi cá nhân để lại dấu ấn độc nhất của mình cho nhân loại, phá bỏ hết những rào cản đến thế giới sáng tạo.
Trong lịch sử, Ultra Violet luôn đi liền với sự huyền bí, tâm linh. Ultra Violet là sắc màu tượng trưng cho thiền định, là cánh cửa dẫn dắt con người đến một cảnh giới cao hơn trong tiềm thức, thoát khỏi thế giới trần tục này. Việc sử dụng sắc tím mờ trong không gian thiền định hay các buổi gặp mặt sẽ giúp tiếp thêm sinh khí cho từng cá thể và truyền cảm hứng kết nối cho tất cả mọi người.
Pantone - Color of The Year là gì?
”Có thể nói ’Pantone Color of The Year’ không chỉ đơn thuần là một xu hướng thoáng qua trong ngành thiết kế, mà nó thực sự phản ánh những gì mà cả thế giới đang cần” - Laurie Pressman, Phó Chủ tịch của Viện nghiên cứu màu sắc Pantone.
Khi màu sắc ngày càng trở nên lôi cuốn và có khả năng truyền tải những thông điệp sâu sắc, các nhà thiết kế và các thương hiệu nên chú trọng hơn vào việc chọn lựa màu sắc để truyền cảm hứng và ảnh hưởng của mình. Color of The Year chính là thời điểm mà chúng tôi sẽ công bố định hướng chiến lược về màu sắc cho thế giới thiết kế, đây chính là thành quả của một năm nghiên cứu và định hướng của chúng tôi.
Viện nghiên cứu màu sắc Pantone
Viện nghiên cứu màu sắc Pantone là cung cấp dịch vụ tư vấn, dự báo xu hướng màu sắc toàn cầu và tư vấn cho các công ty về màu sắc trong nhận dạng thương hiệu và phát triển sản phẩm, qua đó, xem việc áp dụng và tích hợp màu sắc như là một yếu tố chiến lược. Viện Pantone được công nhận như là một cơ quan cung cấp thông tin về màu sắc hàng đầu trên toàn thế giới thông qua các dự báo xu hướng theo mùa, phát triển màu sắc và thiết kế các bảng màu cho sản phẩm cũng như nhận dạng thương hiệu. Viện nghiên cứu màu sắc Pantone hiện hợp tác với các nhãn hiệu toàn cầu nhằm thúc đẩy sức mạnh, phát triển sự diễn đạt tâm lý và cảm xúc của màu sắc trong chiến lược thiết kế.
Nguồn: Pantone.com
Người dịch: Đình Nhân

Vì sao Xanh - Đỏ là màu Giáng Sinh?


Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao chỉ cần đặt cạnh Xanh lá và Đỏ thì chúng ta sẽ có Giáng Sinh? Liệu rằng đây có phải là truyền thống hay là sản phẩm mới của thế hệ sau? Và bạn có tin không, câu chuyện sau đây sẽ mang bạn từ Tôn giáo, đến Kiến trúc từ thế kỷ 13, và rồi ngoặt sang Thương mại với một mẩu nhỏ Branding để hiểu về cặp đôi Xanh - Đỏ mà bạn vẫn mê mẩn mỗi dịp Tháng Mười Hai.

Bucklow, một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu lịch sử chất liệu nghệ thuật, không chủ đích vào việc vén màn bí mật phía sau những đồ trang trí giáng sinh. Thay vào đó, ông tập trung vào bảo tồn loại hình nghệ thuật đặc biệt là những bức ngăn tòa giảng (Rood Screen) - một thành phần kiến trúc trong các nhà thờ Châu Âu, phân chia khu vực ngồi của giáo đoàn và lối đi chính trong thánh đường - nơi các tín đồ tập trung với vị trí của dàn hợp ca hay giáo sĩ. Thông thường, đó là những bức tranh được chạm khắc hoặc vẽ rất công phu. Tùy vào mức độ giàu có của giáo đoàn, bức ngăn này có thể đơn giản hoặc mô tả cực kì tinh xảo những đặc điểm của các vị thánh địa phương.
Ngày nay, bức ngăn tòa giảng xuất hiện hiếm hoi hơn. Cũng như những sản phẩm nghệ thuật tôn giáo khác, chúng bị hủy diệt bởi dòng cải cách điên cuồng lướt qua Châu Âu vào thế kỷ 16. Nhưng phía Đông Nước Anh, nơi trụ sở làm việc của Bucklow được đặt, bức ngăn tòa giảng được thúc đẩy mở rộng hết mức có thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, Bucklow bắt đầu chú ý đến các họa tiết đã sử dụng, và phát hiện ra Đỏ và Xanh lá được xuất hiện nổi bật nhất. Dù không phải là người đầu tiên chú ý đến sự lặp đi lặp lại này, nhưng Buckflow là người đầu tiên trả lời câu hỏi Tại sao những bảng màu này lại xuất hiện thường xuyên như vậy.
Bức ngăn tòa thánh Barton Turf, chụp bởi Peter Austin

Sự phổ biến của màu Đỏ và Xanh lá phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về chất liệu nghệ thuật của khán giả đương thời. Hầu hết chúng ta - những người hiện đại - không và không cần hiểu những chiếc smartphone hay máy vi tính có cấu trúc bên trong như thế nào. Nhưng ở thế kỷ 17, người ta thấu hiểu nền tảng hoạt động của hầu hết những gì họ chiêm ngưỡng - hay sử dụng.
Nói về mỹ thuật (ví như những trang trí trên bức ngăn tòa giảng này), người xem thời bấy giờ biết được chất liệu nào đã được sử dụng để tạo nên màu sắc đó. Đỏ được chiết xuất từ sắt, xanh lá là từ đồng. Thời trung cổ, những kim loại này được trân trọng cho là đại diện của những Hành tinh - Sao Hỏa và Sao Kim.
Sao Hỏa được đặt tên từ Thần Chiến Tranh và Sao Kim được đặt tên từ Vị thần Tình Ái trong văn hóa Hy Lạp. Trong thơ văn, theo Bucklow, Sao Hỏa được mô tả như màu Đỏ, trong khi nữ thần Venus thường được hội họa mô tả trong nền biển màu xanh lá. Về bản chất, sự kết hợp của hai màu sắc này “thể hiện ý tưởng về sự sóng đôi của nam và nữ, tình yêu và chiến tranh, cũng như những thứ tương tự”. Những tấm bức ngăn tòa thánh phân chia đám đông và giáo đoàn, như một sự phân chia không gian giữa thánh địa và chốn tầm thường. Bảng màu Xanh - Đỏ, theo lý thuyết từ Bucklow, có thể là sự nhấn mạnh của sự sóng đôi.
Bức tranh Sự ra đời của thần Vệ nữ, 1486, Sandro Botticelli
Hơn thế nữa, màu sắc có giới tính: Đỏ đại diện cho nam giới trong khi xanh lá đại diện cho nữ giới. Theo Bucklow, dù thế nào, Nhà Thờ không muốn bức ngăn tòa giảng - còn được xem là cánh cổng đến thiên đường - ưu tiên giới tính này hơn giới tính khác. Cũng như quan niệm bình đẳng trong những tôn giáo khác, con đường đi đến thiên đường là như nhau cho bất kì ai. Những họa tiết trang trí phối trộn giữa Xanh và Đỏ trong sự sắp xếp bất đối xứng, vẫn không bao giờ nhấn mạnh màu này hơn màu kia.
Cuối thời kì Phục hưng, bức ngăn tòa giảng đã không còn được ưa chuộng như xưa. Những nhà thờ mới được xây dựng bởi những kiến trúc sư trọng sự thông suốt tầm nhìn của tòa nhà. Những năm 1800, bức ngăn tòa giảng đã trở nên lỗi thời. Cho đến cuối thế kỷ 19, vào giai đoạn Hồi phục của Gothic thời kì Victorians, bức ngăn tòa giảng bắt đầu nhận sự quan tâm của công chúng trở lại.
Bức ngăn tòa giảng tại Belaugh - Thánh Peter.
Đối với chúng ta, Xanh Đỏ của giáng sinh là sáng tạo của thời kì Victoria, nhưng tại sao Victoria chọn đỏ và xanh? Vì trong giai đoạn này, bức ngăn tòa giảng đang trong quên lãng, bất ngờ được khám phá lại, trong khi tất cả chúng đều mang màu Đỏ và Xanh Lá. Do đó, Đỏ và Xanh được nhìn nhận là đại diện cho sự tái khám phá về Thiên Chúa giáo.
Dĩ nhiên, câu chuyện không kết tại đây, khi Victoria tái giới thiệu cặp đôi Xanh Đỏ, nó không phải là sản phẩm duy nhất trên thị trường vào thời điểm bấy giờ. Nếu bạn xem lại những tấm thiệp giáng sinh vào thời kì này, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều bảng màu, không riêng gì Đỏ và Xanh, theo Arielle Eckstut, đồng tác giả Bí mật Ngôn ngữ Màu sắc. Những sự kết hợp khác bao gồm Xanh biển - Xanh lá, Đỏ - Xanh biển, Xanh biển - Trắng.
Một chiếc thiệp Giáng sinh thời Victorians.
Mất thêm một thế kỷ, ngành công nghiệp nước uống đã hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để tạo nên bộ màu giáng sinh hiện tại. Năm 1931, Coca-Cola thuê họa sĩ minh họa Haddon Sunblom xây dựng một phiên phản mới của Ông già Noel cho chiến dịch quảng cáo của hãng. Ông già Noel mới mập và vui vẻ, thay vì ốm và và có vẻ ngoài của tiểu tinh. Và không phải xanh biển, xanh lá hay trắng như những phiên bản xưa cũ, ông già noel này mặt trang phục đỏ.
Ông già Noel “mới” bởi Coca-Cola
“Tất cả những điều này đã đến cùng lúc, ông già Noel béo ú thân thiện với trang phục đỏ, theo tôi chẳng phải vô tình, cùng màu với logo của Coke - đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Mỹ”, Eckstut nói.
Coca-Cola có thể là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh Giáng Sinh có màu như chúng ta đang chiêm ngưỡng. Nhưng nền tảng của chúng đã được đặt từ nhiều thế kỷ trước, bởi những trang trí nhà thờ ở Châu Âu Trung cổ. Nên nếu giờ đây bạn đang dạo bước trong những sảnh dài xanh đỏ, hay ôm đồm những deadline thiết kế mùa Giáng sinh, hãy cám ơn chiêm tinh học, vì những sắc màu của lễ hội này, đã bắt đầu từ những vì sao.
Nguồn: www.artsy.net

Khóa thiết kế đồ họa quảng cáo trong 7 ngày


Tổng hợp 108 font SVN việt hóa


Huyphotoshop và giá trị đồng hành cùng sinh viên kinh tế Đà Nẵng


Chia sẻ file snow texture dùng cho ghép giả lập tuyết rơi

Chia sẻ file Christmas Sparklers dùng cho ghép hình mùa noel


Share file psd thiết kế lịch để bàn 2018


Sun Light ( Ray light ) dùng cho ghép hiệu ứng tia nắng