Kiến thức cơ bản về nhiếp ảnh: Khẩu độ, độ sâu trường ảnh

Khẩu độ, độ sâu trường ảnh, ISO và phơi sáng là những kiến thức đầu tiên bạn cần tìm hiểu trước khi làm quen với nhiếp ảnh.

0 nhận xét:

Đuôi .EPS, .AI, .PDF khác nhau như thế nào ?


0 nhận xét:

Viện màu sắc Pantone công bố “Color of The Year” 2018



Cùng sống lại những năm tháng màu mè đã qua để chào đón một thế giới mới. Còn bạn, bạn đã sẵn sàng thành một designer hợp thời chưa hay vẫn còn hoài niệm những năm tháng cũ.



PANTONE 18-3838 ULTRA VIOLET, MÀU SẮC CHỦ ĐẠO CỦA NĂM 2018

Mang trên mình sức hút mãnh liệt hoà quyện với một nét trầm sâu lắng, PANTONE 18-3838 Ultra Violet là hiện thân cho sự độc đáo và sức sáng tạo mãnh liệt đồng thời cũng chính là đại diện tân tiến cho tương lai.
Khơi gợi sức sáng tạo và giàu trí tưởng tượng, Ultra Violet - sắc màu đại diện cho thế giới mới.
Là một màu sắc phức tạp mang nét trầm buồn, Ultra Violet - Sắc tím mãnh liệt làm gợi sự liên tưởng đến những bí ẩn sâu xa của vũ trụ, gợi nhớ đến sự kích thích, tò mò với thế giới tương lai, những khám phá vô tận về một thế giới xa xôi ngoài nơi chúng ta đang sống. Một bầu trời đêm rộng lớn và vô hạn chính là biểu tượng cho những gì có thực trên thế giới, qua đó tiếp thêm nhịp cầu cảm hứng cho khát vọng theo đuổi một thế giới vượt ra ngoài giới hạn của bản thân.
Những màu tím bí ẩn từ lâu đã tượng trưng cho sự đối nghịch, không chính thống, và sự sáng tạo nghệ thuật. Các huyền thoại âm nhạc như Prince, David Bowie, và Jimi Hendrix đã mang sắc thái của Ultra Violet đi tiên phong trong văn hoá nhạc pop phương Tây như sự bày tỏ quan điểm độc lập của bản thân. Nổi bật và đầy cảm xúc, độ sâu của PANTONE 18-3838 Ultra Violet tượng trưng cho sự trải nghiệm và phá cách, tượng trưng cho sự thúc đẩy mỗi cá nhân để lại dấu ấn độc nhất của mình cho nhân loại, phá bỏ hết những rào cản đến thế giới sáng tạo.
Trong lịch sử, Ultra Violet luôn đi liền với sự huyền bí, tâm linh. Ultra Violet là sắc màu tượng trưng cho thiền định, là cánh cửa dẫn dắt con người đến một cảnh giới cao hơn trong tiềm thức, thoát khỏi thế giới trần tục này. Việc sử dụng sắc tím mờ trong không gian thiền định hay các buổi gặp mặt sẽ giúp tiếp thêm sinh khí cho từng cá thể và truyền cảm hứng kết nối cho tất cả mọi người.
Pantone - Color of The Year là gì?
”Có thể nói ’Pantone Color of The Year’ không chỉ đơn thuần là một xu hướng thoáng qua trong ngành thiết kế, mà nó thực sự phản ánh những gì mà cả thế giới đang cần” - Laurie Pressman, Phó Chủ tịch của Viện nghiên cứu màu sắc Pantone.
Khi màu sắc ngày càng trở nên lôi cuốn và có khả năng truyền tải những thông điệp sâu sắc, các nhà thiết kế và các thương hiệu nên chú trọng hơn vào việc chọn lựa màu sắc để truyền cảm hứng và ảnh hưởng của mình. Color of The Year chính là thời điểm mà chúng tôi sẽ công bố định hướng chiến lược về màu sắc cho thế giới thiết kế, đây chính là thành quả của một năm nghiên cứu và định hướng của chúng tôi.
Viện nghiên cứu màu sắc Pantone
Viện nghiên cứu màu sắc Pantone là cung cấp dịch vụ tư vấn, dự báo xu hướng màu sắc toàn cầu và tư vấn cho các công ty về màu sắc trong nhận dạng thương hiệu và phát triển sản phẩm, qua đó, xem việc áp dụng và tích hợp màu sắc như là một yếu tố chiến lược. Viện Pantone được công nhận như là một cơ quan cung cấp thông tin về màu sắc hàng đầu trên toàn thế giới thông qua các dự báo xu hướng theo mùa, phát triển màu sắc và thiết kế các bảng màu cho sản phẩm cũng như nhận dạng thương hiệu. Viện nghiên cứu màu sắc Pantone hiện hợp tác với các nhãn hiệu toàn cầu nhằm thúc đẩy sức mạnh, phát triển sự diễn đạt tâm lý và cảm xúc của màu sắc trong chiến lược thiết kế.
Nguồn: Pantone.com
Người dịch: Đình Nhân

0 nhận xét:

Vì sao Xanh - Đỏ là màu Giáng Sinh?


Bạn có bao giờ tự hỏi vì sao chỉ cần đặt cạnh Xanh lá và Đỏ thì chúng ta sẽ có Giáng Sinh? Liệu rằng đây có phải là truyền thống hay là sản phẩm mới của thế hệ sau? Và bạn có tin không, câu chuyện sau đây sẽ mang bạn từ Tôn giáo, đến Kiến trúc từ thế kỷ 13, và rồi ngoặt sang Thương mại với một mẩu nhỏ Branding để hiểu về cặp đôi Xanh - Đỏ mà bạn vẫn mê mẩn mỗi dịp Tháng Mười Hai.

Bucklow, một nhà khoa học chuyên về nghiên cứu lịch sử chất liệu nghệ thuật, không chủ đích vào việc vén màn bí mật phía sau những đồ trang trí giáng sinh. Thay vào đó, ông tập trung vào bảo tồn loại hình nghệ thuật đặc biệt là những bức ngăn tòa giảng (Rood Screen) - một thành phần kiến trúc trong các nhà thờ Châu Âu, phân chia khu vực ngồi của giáo đoàn và lối đi chính trong thánh đường - nơi các tín đồ tập trung với vị trí của dàn hợp ca hay giáo sĩ. Thông thường, đó là những bức tranh được chạm khắc hoặc vẽ rất công phu. Tùy vào mức độ giàu có của giáo đoàn, bức ngăn này có thể đơn giản hoặc mô tả cực kì tinh xảo những đặc điểm của các vị thánh địa phương.
Ngày nay, bức ngăn tòa giảng xuất hiện hiếm hoi hơn. Cũng như những sản phẩm nghệ thuật tôn giáo khác, chúng bị hủy diệt bởi dòng cải cách điên cuồng lướt qua Châu Âu vào thế kỷ 16. Nhưng phía Đông Nước Anh, nơi trụ sở làm việc của Bucklow được đặt, bức ngăn tòa giảng được thúc đẩy mở rộng hết mức có thể.
Trong phạm vi nghiên cứu của mình, Bucklow bắt đầu chú ý đến các họa tiết đã sử dụng, và phát hiện ra Đỏ và Xanh lá được xuất hiện nổi bật nhất. Dù không phải là người đầu tiên chú ý đến sự lặp đi lặp lại này, nhưng Buckflow là người đầu tiên trả lời câu hỏi Tại sao những bảng màu này lại xuất hiện thường xuyên như vậy.
Bức ngăn tòa thánh Barton Turf, chụp bởi Peter Austin

Sự phổ biến của màu Đỏ và Xanh lá phụ thuộc rất nhiều vào sự hiểu biết về chất liệu nghệ thuật của khán giả đương thời. Hầu hết chúng ta - những người hiện đại - không và không cần hiểu những chiếc smartphone hay máy vi tính có cấu trúc bên trong như thế nào. Nhưng ở thế kỷ 17, người ta thấu hiểu nền tảng hoạt động của hầu hết những gì họ chiêm ngưỡng - hay sử dụng.
Nói về mỹ thuật (ví như những trang trí trên bức ngăn tòa giảng này), người xem thời bấy giờ biết được chất liệu nào đã được sử dụng để tạo nên màu sắc đó. Đỏ được chiết xuất từ sắt, xanh lá là từ đồng. Thời trung cổ, những kim loại này được trân trọng cho là đại diện của những Hành tinh - Sao Hỏa và Sao Kim.
Sao Hỏa được đặt tên từ Thần Chiến Tranh và Sao Kim được đặt tên từ Vị thần Tình Ái trong văn hóa Hy Lạp. Trong thơ văn, theo Bucklow, Sao Hỏa được mô tả như màu Đỏ, trong khi nữ thần Venus thường được hội họa mô tả trong nền biển màu xanh lá. Về bản chất, sự kết hợp của hai màu sắc này “thể hiện ý tưởng về sự sóng đôi của nam và nữ, tình yêu và chiến tranh, cũng như những thứ tương tự”. Những tấm bức ngăn tòa thánh phân chia đám đông và giáo đoàn, như một sự phân chia không gian giữa thánh địa và chốn tầm thường. Bảng màu Xanh - Đỏ, theo lý thuyết từ Bucklow, có thể là sự nhấn mạnh của sự sóng đôi.
Bức tranh Sự ra đời của thần Vệ nữ, 1486, Sandro Botticelli
Hơn thế nữa, màu sắc có giới tính: Đỏ đại diện cho nam giới trong khi xanh lá đại diện cho nữ giới. Theo Bucklow, dù thế nào, Nhà Thờ không muốn bức ngăn tòa giảng - còn được xem là cánh cổng đến thiên đường - ưu tiên giới tính này hơn giới tính khác. Cũng như quan niệm bình đẳng trong những tôn giáo khác, con đường đi đến thiên đường là như nhau cho bất kì ai. Những họa tiết trang trí phối trộn giữa Xanh và Đỏ trong sự sắp xếp bất đối xứng, vẫn không bao giờ nhấn mạnh màu này hơn màu kia.
Cuối thời kì Phục hưng, bức ngăn tòa giảng đã không còn được ưa chuộng như xưa. Những nhà thờ mới được xây dựng bởi những kiến trúc sư trọng sự thông suốt tầm nhìn của tòa nhà. Những năm 1800, bức ngăn tòa giảng đã trở nên lỗi thời. Cho đến cuối thế kỷ 19, vào giai đoạn Hồi phục của Gothic thời kì Victorians, bức ngăn tòa giảng bắt đầu nhận sự quan tâm của công chúng trở lại.
Bức ngăn tòa giảng tại Belaugh - Thánh Peter.
Đối với chúng ta, Xanh Đỏ của giáng sinh là sáng tạo của thời kì Victoria, nhưng tại sao Victoria chọn đỏ và xanh? Vì trong giai đoạn này, bức ngăn tòa giảng đang trong quên lãng, bất ngờ được khám phá lại, trong khi tất cả chúng đều mang màu Đỏ và Xanh Lá. Do đó, Đỏ và Xanh được nhìn nhận là đại diện cho sự tái khám phá về Thiên Chúa giáo.
Dĩ nhiên, câu chuyện không kết tại đây, khi Victoria tái giới thiệu cặp đôi Xanh Đỏ, nó không phải là sản phẩm duy nhất trên thị trường vào thời điểm bấy giờ. Nếu bạn xem lại những tấm thiệp giáng sinh vào thời kì này, bạn sẽ phát hiện ra rất nhiều bảng màu, không riêng gì Đỏ và Xanh, theo Arielle Eckstut, đồng tác giả Bí mật Ngôn ngữ Màu sắc. Những sự kết hợp khác bao gồm Xanh biển - Xanh lá, Đỏ - Xanh biển, Xanh biển - Trắng.
Một chiếc thiệp Giáng sinh thời Victorians.
Mất thêm một thế kỷ, ngành công nghiệp nước uống đã hoàn thiện những công đoạn cuối cùng để tạo nên bộ màu giáng sinh hiện tại. Năm 1931, Coca-Cola thuê họa sĩ minh họa Haddon Sunblom xây dựng một phiên phản mới của Ông già Noel cho chiến dịch quảng cáo của hãng. Ông già Noel mới mập và vui vẻ, thay vì ốm và và có vẻ ngoài của tiểu tinh. Và không phải xanh biển, xanh lá hay trắng như những phiên bản xưa cũ, ông già noel này mặt trang phục đỏ.
Ông già Noel “mới” bởi Coca-Cola
“Tất cả những điều này đã đến cùng lúc, ông già Noel béo ú thân thiện với trang phục đỏ, theo tôi chẳng phải vô tình, cùng màu với logo của Coke - đã có ảnh hưởng sâu sắc đến văn hóa Mỹ”, Eckstut nói.
Coca-Cola có thể là mảnh ghép cuối cùng hoàn thiện bức tranh Giáng Sinh có màu như chúng ta đang chiêm ngưỡng. Nhưng nền tảng của chúng đã được đặt từ nhiều thế kỷ trước, bởi những trang trí nhà thờ ở Châu Âu Trung cổ. Nên nếu giờ đây bạn đang dạo bước trong những sảnh dài xanh đỏ, hay ôm đồm những deadline thiết kế mùa Giáng sinh, hãy cám ơn chiêm tinh học, vì những sắc màu của lễ hội này, đã bắt đầu từ những vì sao.
Nguồn: www.artsy.net

0 nhận xét:

Khóa thiết kế đồ họa quảng cáo trong 7 ngày


0 nhận xét:

Tổng hợp 108 font SVN việt hóa


1 nhận xét: