Thiết kế cần biết - Top 8 công cụ tạo Portfolio tuyệt vời



Portfolio là gì ? Nói chung theo ý hiểu của mình là mấy trang website này cho cho bạn đưa thông tin sản phẩm đã làm lên, có phần thông tin của bạn và nhận xét đánh giá của khách hàng.

Portfolio cần có những thông tin gì?

- Giới thiệu: lý lịch bản thân (tên tuổi, lĩnh vực hoạt động, tiểu sử, địa chỉ liên lạc)
- Kinh nghiệm: kinh nghiệm chuyên môn, giải thưởng, thành tích, các sản phẩm
- Nhận xét khách quan: các khách hàng, thương hiệu đã từng cộng tác

Giới thiệu: Đây là điều hiển nhiên. Người xem luôn muốn biết họ đang xem hồ sơ của ai, do đó hãy cố gắng giới thiệu thật chi tiết về bạn tùy thuộc vào mức độ bảo mật thông tin của bạn. Đây là phần có thể được đầu tư bắt mắt, thu hút ở cuối trang hoặc lặp đi lặp lại dưới mỗi trang. Khâu thiết kế nên được chú ý, nhất là đối với những bạn muốn tiếp cận các công việc trong lĩnh vực này.

Các sản phẩm tiêu biểu: Không nên đưa toàn bộ các sản phẩm của bạn vào portfolio, hãy có sự lựa chọn và cẩn trọng trong từng hình ảnh bạn đưa vào. Trong phần này, bạn có thể đưa ra các sản phẩm chưa được thực hiện mà chỉ mới xuất hiện dưới dạng khái niệm, lên ý tưởng với điều kiện đó hoàn toàn là thảnh quả sáng tạo của bản thân. Một trong những điểm đáng lưu ý của portfolio là sự chọn lựa nội dung mang tính “chìa khóa”. Cũng như trong một trang CV bạn sẽ phải chắt lọc các thông tin nổi bật nhất để điền đủ một trang giấy (không sang trang thứ hai), thì đối với Portfolio bạn cũng phải biết “khoe” những sản phẩm đặc sắc nhất nghĩa là khoe sao cho khéo. Chẳng hạn, tấm bằng khen Bé khỏe bé đẹp hồi tiểu học chắc chắn chẳng có giá trị gì trong mắt nhà tuyển dụng cho vị trí Giám đốc mỹ thuật, thay vào đó họ sẽ thích hơn với tấm poster bạn đã thực hiện cho những công ty trước đó. Tất nhiên, công ty mà bạn từng cộng tác càng có tiếng hay sản phẩm càng hiệu quả thì giá trị của bạn sẽ càng được đánh giá cao trong mắt nhà tuyển dụng.
Dù cho bạn thuộc kiểu người sáng tạo gì, các nhà tuyển dụng và khách hàng tương lai đều mong thấy hồ sơ của bạn được trình bày theo một format cực kì dễ hiểu và trực quan

Có hàng chục phần mềm tạo portfolio có thể giúp bạn đáp ứng được các nguyên tắc căn bản để thiết kế một portfolio và ở đây chúng tôi sẽ giới thiệu các tool thông dụng nhất trên thị trường bây giờ, vài cái tốn phí và vài cái miễn phí

Dĩ nhiên cũng có nhiều tool khác ngoài kia. Nếu bạn yêu thích cụ thể cái nào và cảm thấy chúng tôi nên thêm nó vào danh sách, xin hãy nói cho chúng tôi biết trong phần comment

Với hơn một triệu lượt tạo hồ sơ trên Behance và lượng view hơn 60 triệu mỗi tháng chứng tỏ nó đang đi đúng hướng. Ra mắt vào năm 2006, dịch vụ trực tuyến này đã được mua lại vào 2012 bởi Adobe và sau đó được tích hợp vào Creative Cloud giúp cho người dùng của Photoshop, Illustrator,… dễ dàng chia sẻ hồ sơ dở dang của họ cũng như các thiết kế đã hoàn thành

Behance là một công cụ miễn phí và bạn chắc chắn sẽ không cần đăng kí Creative Cloud để có thể sử đụng được. Adobe gần đây cũng đã nâng cao, cải thiện dịch vụ bằng cách cho ra một ứng dụng miễn phí cho cả iOS và Android tên là Behance Display. Nó được đồng bộ với Behance và cho phép bạn “show” hồ sơ của mình ngay cả khi đang ngoại tuyến



Trong khi Behance cho phép bạn tạo portfolio giới hạn trong những tính năng của chính nó, Adobe Portfolio (trước đó là Behance Pro Site) cho bạn xây dựng nên website portfolio độc lập của riêng mình bằng việc sử dụng một số các template và công cụ đơn giản

Adobe Portfolio như là một phần của Creative Cloud và như bạn muốn, mọi thứ được đồng bộ với tài khoản Behance của bạn nên bạn có thể bắt đầu bất cứ portfolio nào bạn đang làm mà không cần phải upload lại một lần nữa. Các tính năng đặc biệt khác bao gồm URLs được cá nhân hóa, bảo vệ password và font chữ Typekit



Nếu bạn muốn cải thiện portfolio của mình hơn là chỉ trình bày và giới thiệu nó thì Morpholio có thể sẽ phù hợp với bạn. Ra mắt năm 2011, ứng dụng miễn phí trên iOS cho phép thiết kế của bạn dễ dàng được đánh giá bởi các nhà thiết kế khác (creative)

Bạn có thể thảo luận về hồ sơ, ý tưởng hoặc dự án trong cộng đồng hoặc trong một forum riêng tư nào đó. Và có thể phác thảo bất cứ hình ảnh nào để bình luận hoặc chia sẻ ý kiến và xem các comment và bản thảo bởi những người khác được mời vào để bình phẩm

Tất nhiên nếu bạn muốn mọi người giữ riêng ý kiến của mình, bạn cũng có thể chỉ dùng Morpholio như là phương tiện để cho mọi người chiêm ngưỡng portfolio của mình. Sau tất cả, nó miễn phí mà




Fabrik hứa hẹn giúp bạn tạo một website portfolio được cá nhân hóa rất nhanh. Fabrik mang lại một giao diện kéo-thả, nhiều loại template tương tác và tích hợp với Vimeo, YouTube, SoundCloud và Slate

Về căn bản, Fabrik tuyên bố mang đến giải pháp chuyên nghiệp hơn so với các đối thủ khác, với theme được thiết kế một cách thông minh có thể hiểu và thích nghi với từng loại dự án. Bạn có thể tự do thay đổi theme bất cứ lúc nào mà không gây ảnh hưởng công việc của mình và các theme bao gồm nhiều layout được thiết kế để bổ sung các format truyền thông và nội dung khác nhau

Đi kèm theo đó là theme one-click và chọn lựa layout, dễ dàng tùy chỉnh và đầy đủ các font và màu sắc. Giá cho Fabrik khởi điểm 5.75 bảng Anh một tháng. Nó cũng có 14 ngày xài thử miễn phí không yêu cầu thẻ tín dụng




Squarespace không hẳn là một công cụ portfolio. Nó thực chất là một dịch vụ làm web. Nhưng nó cũng đặc biệt nhắm tới những người muốn tạo một portfolio trực tuyến và rất nhiều creative đã chú ý tới lời kêu gọi đó đến nỗi chúng tôi cảm thấy bắt buộc phải thêm nó vào trong danh sách.

Squarespace làm khá nhiều việc mà người làm web khác hay làm: cung cấp những cách làm sẵn và dễ dàng sử dụng để tạo một portfolio nhanh chóng. Nhưng nó làm tốt hơn đa số với các theme đẹp đẽ giúp trình bày hồ sơ của bạn một cách trông chuyên nghiệp và tao nhã, đơn giản nhưng hiệu quả có nghĩa là bất cứ khách hàng hoặc nhà tuyển dụng sẽ tìm thấy những thứ họ cần một cách nhanh và dễ dàng nhất.

Dịch vụ bao gồm 14 ngày dùng thử miễn phí (không yêu cầu thẻ tín dụng) và có giá là $12.99 một tháng và thanh toán hằng năm.


Đã từng làm nhiều công việc với theme WordPress tại ThemeZilla, Orman Clark muốn tạo một cách siêu đơn giản để tạo nên một trang portfolio trực tuyến. Và với Dunked, ông đã đạt được điều đó. Giao diện kéo-thả dễ dàng sử dụng và các template tương tác nhanh, tinh tế và được sắp xếp dưới dạng lưới (grid-based) đã chiếm được cảm tình của nhiều fan trong cộng đồng creative.

Được tích hợp với YouTube, Vimeo, SoundCloud và Flickr, Dunked được tối ưu cho màn hình Retina, cho phép bạn tạo ra một URL tùy ý và mang đến các tùy chọn vô hạn. Nếu bạn sẵn lòng, bạn có thể edit HTML và CSS theo ý của mình. Với 10 ngày miễn phí dùng thử (không yêu cầu thẻ tín dụng), giá khởi điểm là $7 một tháng, thanh toán hằng năm.



Ra mắt năm 2000 như là một bản tin công nghiệp cá nhân giữa top các nhà thiết kế, Krop đã tiến hóa và trở thành vừa là website portfolio và bản tin thông báo việc làm công nghiệp sáng tạo. Các nhà thiết kế portfolio sau đó không chỉ đưa ra các template chuyên nghiệp, có thể cá nhân hóa và dễ dùng, xây dựng kéo-thả mà nó được được tích hợp sâu vào trang việc làm để mà có thể thu hút được những nhà tuyển dụng thuê dịch vụ của bạn

Tất cả portfolio của Krop dễ dàng truy cập từ cơ sở dữ liệu Creative của nó, một công cụ phụ trợ cung cấp cho các nhà tuyển dụng và Krop cũng có một khu vực đặc biệt gọi là Pluck’t, nơi sẽ trưng bày các portfolio được chọn lọc hằng ngày bởi nhân viên của Krop


Minimal Folio



Minimal Folio thực hiện những gì hãng nói trên nhãn hiệu. Ứng dụng có giá $2.99 đem đến một cách đơn giản để trình bày các tấm hình và video của bạn trên iPad

App này thì hoàn toàn không có nhãn hiệu gì cả. Điều này đảm bảo rằng hồ sơ của bạn sẽ có một cách trình bày tối giản và gọn gàng. Bạn cũng có thể quản lý nhiều portfolio, các tấm hình được import từ album của bạn, copy và paste mọi thứ giữa các portfolio hoặc ứng dụng khác nhau và đồng bộ qua đám mây cho nhiều thiết bị với Dropbox

0 nhận xét: