Tản mạn về Art và Design



Art và Design, đây hẳn là một bài viết gây tranh cãi vì mỗi người chúng ta đều có những định nghĩa riêng về nó, hoặc là chẳng biết gì về nó. Hôm nay Leo mạn phép nói về chủ đề này.

Bản thân Leo đều thích cả hai. Hồi bé Leo thích đọc truyện tranh và vẽ lại những nhân vật trong đó. Ai cũng kêu mình có khiếu vẽ sau này làm họa sĩ (cũng may mình đi theo con đường Design). Sự thật là từ bé ai cũng ngưỡng mộ cái đẹp cả. Những nhân vật truyện tranh xinh đẹp bao giờ cũng thu hút hơn cả. Ở từng độ tuổi chúng ta sẽ có những cái nhìn đẹp xấu khác nhau. Dĩ nhiên một đứa bé nói một cái gì xấu thì chắc chắn nó sẽ xấu. Cháu Leo vẫn hay chê những hình vẽ của Red Cat Motion :)))

Hồi trước đi học vẽ trên đường Pasteur có quen chị kia tâm hồn rất "nghệ sĩ" (Chính xác đây là suy nghĩ từ bé của mình). Chị ấy thích xem tranh. Có lần chị ấy xem một bức tranh, nhìn chằm chằm vào tranh rồi nói với mình lần này thầy vẽ có hồn rất nhiều. Đối với chị đó là một tác phẩm nghệ thuật, còn đối với mình thì đó chỉ là bức tranh vì mình chả thể nào thấy cái hồn gì trong đó cả :))) Tuy nhiên giờ lớn rồi, có dịp vẫn đi xem tranh và vẫn chẳng thấy cái hồn gì trong đó cả :))) Nói gì thì Leo vẫn tin những bức tranh chứa đựng tâm huyết và cảm xúc là những tác phẩm nghệ thuật giá trị nhất.



Art gắn liền với văn minh loài người. Nhìn qua lịch sử mỹ thuật mình dễ dàng thấy sự thay đổi của con người theo thời gian. Cụm từ Design chỉ mới xuất hiện khi người ta quan tâm nhiều hơn về các giải pháp giúp ích cho cuộc sống. Đó là lý do người ta phát minh ra biển bảo và thiết kế ra cách truyền đạt thông tin bằng hình ảnh. Đó cũng là lý do người thiết kế ra dao bào trái cây cho nhanh thay vì gọt bằng dao thông thường rất lâu. Hay đó cũng là lý do người ta thiết kế nên nhiều cái ghế ngồi vô rất sướng, làm việc rất thoải mái chứ không phải là những chiếc ghế hầm hố, hoa văn tỉ mỉ vì suy cho cùng mình cần một cái ghế để ngồi hơn là để trầm trồ về nó.

Nhà thiết kế tạo ra giải pháp (các bác hay gọi là solving problem). Thiết kế luôn đi theo quy trình và có những câu hỏi cần phải trả lời như vấn đề từ đâu? Giải pháp là gì? Giải pháp có phù hợp với người sử dụng hay không? Có kinh tế hay không? Trải nghiệm có tốt hay không? Người dùng phản ứng thế nào? Nói chung người thiết kế cung cấp giải pháp cho một vấn đề nào đấy. Dù thiết kế có xấu đi chăng nữa thì cốt lõi nó vẫn cần giải quyết được một vấn đề gì đó. Dĩ nhiên làm thiết kế luôn có những quy tắc thiết kế mà một designer cần học như principles of Design. Nếu các bạn đi theo thiết kế thì việc tạo ra cái đẹp là một yếu tố phụ trong công việc của bạn.

Thỉnh thoảng mình vẫn hay đùa đẹp mà "vô dụng" thì là mỹ thuật. Ai chửi thì chửi nhưng đó cũng là một vấn đề cần suy nghĩ. Bất cứ cái gì cũng có thể trở thành một tác phẩm nghệ thuật trong con mắt của những họa sĩ. Họ phá bỏ luật lệ và sáng tạo mọi thứ theo cách của riêng mình. Chẳng ai đi xem triễn lãm tranh rồi hỏi nó giúp ích được gì cả. Trong nhà bạn có một bức tranh đẹp thì tâm hồn bạn sẽ phơi phới. Vậy thôi :)))

Bạn thường sẽ thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật và đặt nhiều câu hỏi về tác phẩm hoặc phân tích về nó và tưởng tượng ra nhiều thứ hay ho khác. Còn với thiết kế chúng ta không đặt câu hỏi mà chúng ta tìm cái cần tìm. Học thiết kế là học cách truyền đạt thông tin bằng hình ảnh, bằng giải pháp. Chúng ta thường chỉ thưởng thức trầm trồ ngưỡng mộ cái quy trình Design để làm ra nó kỳ công thế nào.

Cho đến giờ Leo chưa biết trường VN nào dạy thiết kế đúng nghĩa , mà toàn là thấy các bạn sinh viên học xong ra làm minh hoạ viên hoặc artist (theo các bạn tự nhận mình). Ở lớp các bạn thích làm ra những sản phẩm đẹp và hy vong thầy cô cũng như các bạn khác trầm trồ ngưỡng mộ. Ngay cả trường đại học lớn như đại học Mỹ Thuật có khoa Mỹ Thuật ứng dụng cũng có dạy thiết kế đâu. Họ dạy Mỹ Thuật ứng dụng đó. Tên tiếng anh của khoa là Applied Art. Có nhiều tranh cãi về cụm từ này nhưng đối với Leo Applied Art vẫn chọn Art làm gốc. Leo vẫn hay dịch vui là "cái đẹp xài được". Cái đẹp không xài được gọi là fine art. Nếu bạn thích tạo ra cái đẹp, làm gì cũng muốn đẹp, đẹp ưu tiên hàng đầu thì Mỹ Thuật là dành cho bạn.



Người bình thường (thậm chí là ngay cả bố mẹ các bạn) biết designer làm gì Leo chết liền, vì đơn giản có ai nói cho họ hiểu đâu. Nói cao sang một tí là Designer mang lại cho con người một cuộc sống tốt hơn theo cách mà người ta không cảm thấy được. Leo rất thích cái cách người tiêu dùng khen một sản phẩm như thế này "Đây là một thiết kế thông minh, nó giúp cho cuộc sống của tôi trở nên tiện lợi hơn". Dù sao đi nữa thì các bạn cũng nên hiểu rõ công việc các bạn hoặc chí ít cũng nên hiểu làm design là gì.

Nếu là nhà thiết kế đồ hoạ, ban đang tạo ra giải pháp hình ảnh qua các yếu tố đồ hoạ, bố cục, font chữ. Mấy năm trở lại đây nhiều trường thiết kế đổi chương trình Graphic Design thành Communication Design. Communication nghĩa là giao tiếp. Như cái tên bạn sẽ làm việc với thông tin và thiết kế ra các giải pháp giao tiếp với con người bao gồm hình ảnh và nội dung. Thường các bạn là những anh hùng thầm lặng vì người bình thường chả ai khen đâu. Họ đọc được, xem được, lấy được thông tin và không chửi bạn là vui òi.

Hồi ở Úc Leo có đi ngang một cửa hàng thời trang có dòng chữ between art and design is fashion, tạm dịch là giữa cái đẹp và cái xài được là thời trang :))) Leo không theo lĩnh vực này nhưng hiển nhiên cũng hiểu một bộ quần áo đẹp mà mặc không được thì cũng vô dụng.

Viết nhiều để các bạn thấy rõ được design là gì và một designer sẽ làm gì cũng như ranh giới giữa art và design. Sẽ có hàng ngàn câu chuyện tranh cãi về nó nhưng suy cho cùng Leo vẫn thích Design và sưu tầm nghệ thuật :))))

Art Director và Designer khác nhau thế nào?

Công việc của một Art Director là đưa ra những quyết định về phong cách hình ảnh, định hướng cho một tờ báo, tạp chí, sản phẩm, ứng dựng online, chiến dịch quảng cáo, hay lĩnh vực phim ảnh.... Nhiều Art Director đi lên từ Designer. Họ có hiểu biết rộng về công nghệ cũng như những nguyên tắc thiết kế sẽ ảnh hưởng đến quyết định họ sẽ thực hiện. Art Director cần phải đảm bảo thông điệp khách hàng mong muốn được truyền tải đến người tiêu dùng một cách chính xác. Họ sẽ đóng vai trò to lớn trong việc quyết định cảm xúc của một dự án.

Art Director thường là sếp của các Designer. Các nhà thiết kế sẽ làm đúng công việc chuyên môn của mình và thích tập trung vào các chi tiết nhỏ như typography, màu sắc,.... Trong khi các Art Director sẽ phải nhìn vào toàn bộ tổng thể của dự án.

Mỗi người một việc. Nếu bạn không thích quản lý, không thích ra quyết định, không thích tìm hiểu xu hướng mới, không thích bị gánh trách nhiệm khi một dự án thất bại thì Design là công việc thích hợp với bạn. Tin Leo đi vì làm Art Director không phải là một công việc dễ dàng nếu bạn không thể kiềm chế cảm xúc của mình. Bạn không thể quyết định toàn bộ dự án mang màu vàng chỉ vì bạn thích nó :))) Leo từng tiếp xúc với nhiều Art Director như vậy rồi, dù họ đang làm ở những công ty lớn.

Leo Dinh


0 nhận xét: